Cách deal lương tinh tế cho ứng viên đi phỏng vấn

Trong mỗi buổi phỏng vấn, mức lương mong muốn cho vị trí ứng tuyển chắc chắn là câu hỏi không thể thiếu từ phía nhà tuyển dụng. Thường có rất nhiều người ngần ngại hay né tránh khi được hỏi tới vấn đề này vì họ cho rằng nếu đề cập tới lương quá thẳng thắn sẽ tạo ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng đâu nhé, nếu bạn biết cách deal lương thật khéo léo thì không những bạn có thể đạt được mức lương như kì vọng mà còn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nữa.

1.    Chọn thời điểm thích hợp để deal lương

Điều tối kị nhất khi đi phỏng vấn đó chính là chăm chăm hỏi về lương thưởng khi làm việc tại công ty ngay khi mới bắt đầu cuộc trò chuyện. Dĩ nhiên, ai đi làm cũng đều muốn được trả một mức lương xứng đáng, nhưng nói vào lúc nào lại là một câu chuyện khác. Tốt nhất là bạn đừng chủ động hỏi trước, thường thì khi gần kết thúc buổi phỏng vấn, sau khi đã nắm được năng lực cũng như đánh giá được bạn là ứng viên thế nào, bên tuyển dụng sẽ chủ động hỏi bạn, đây mới chính là lúc bạn nên bàn về lương thưởng.

Hiện tại có khá nhiều người vẫn nhầm lẫn và không phân biệt được lương gross và lương net dẫn đến việc hiểu lầm khi deal lương. Lương gross là tổng thu nhập hàng tháng của bạn bao gồm lương cơ bản, các khoản trợ cấp trong đó có cả tiền bảo hiểm và tiền thuế. Còn lương net là mức lương bạn thực nhận sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm, điều đó có nghĩa là lương net sẽ thấp hơn lương gross. Bạn cần phải nắm rõ để biết được mức lương thực sự công ty đề xuất cho mình là bao nhiêu.

  • Cẩn thận khi nói về mức lương cũ

Ở hầu hết các công ty hiện nay, khi bạn tới phỏng vấn sẽ cung cấp cho bạn một tờ phiếu để bạn điền những thông tin cần thiết trong đó bao gồm cả mức lương ở công ty cũ của bạn. Họ sẽ dựa vào đó để tham khảo trong việc đánh giá trình độ cũng như cân nhắc mức lương sắp tới cho bạn. Vì vậy hãy thật thận trọng khi đưa ra con số cho mức lương cũ, vì đa số các công ty sẽ có xu hướng đề xuất mức lương mới chỉ nhỉnh hơn một chút so với lương cũ của ứng viên, trong khi rất có thể vị trí bạn đang ứng tuyển thực chất có một mức lương cao hơn nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bạn nên khai gian với bên tuyển dụng một mức lương cũ quá chênh lệch so với năng lực và vị trí mà bạn từng đảm nhiệm. Trước khi tới buổi phỏng vấn, bạn nên tham khảo mức lương trung bình trên thị trường dành cho vị trí mà mình đang ứng tuyển để biết cách deal lương sao cho hợp lí.

3.    Cho họ thấy giá trị của bạn trong buổi phỏng vấn.

Dù việc deal lương có khó ra sao thì có một sự thực rõ ràng là mức lương sẽ tỉ lệ thuận với năng lực và khả năng đóng góp của bạn cho công ty trong tương lai. Chính vì vậy, nếu bạn muốn đạt được mức lương trong mơ thì điều bạn cần làm là cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị của bạn lớn thế nào. Một khi thấy được tiềm năng ở bạn thì họ sẽ không ngần ngại mà đề xuất cho bạn một mức lương tương xứng đâu.

  • Đừng đưa ra một con số cụ thể nào

Cách deal lương thông minh là không vội vàng đưa ra con số cụ thể khi được nhà tuyển dụng hỏi tới, thay vào đó, bạn phải khéo léo đẩy câu hỏi về phía họ để bạn mới là người được lựa chọn. Bạn có thể đưa ra một khoảng dao động mức lương mà mình mong muốn, sau đó nói thêm rằng “Tuy nhiên, tôi cũng rất sẵn lòng thương lượng thêm nếu tình hình tài chính của công ty không phù hợp với mức lương này”. Khi nghe tới câu này, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ bật mí cho bạn khoản lương mà họ đã chuẩn bị trước và nghĩ rằng phù hợp với bạn, từ đó hai bên sẽ dễ dàng thương lượng hơn. Không chỉ vậy, việc bạn chủ động đề cập tới tình hình tài chính công ty sẽ giúp bạn được đánh giá là người biết suy nghĩ cho công ty của mình.

  • Đừng vội đồng ý hay từ chối ngay nếu mức lương không như ý

Lương của bạn không chỉ đơn giản là hàng tháng bạn nhận được bao nhiêu tiền từ công việc đó, mà còn bao gồm cả phúc lợi mà bạn được hưởng tại công ty trong suốt quá trình làm việc. Nhiều công ty có thể đưa ra mức lương không hấp dẫn cho lắm nhưng bù lại chế độ và phúc lợi như ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, phụ cấp ăn trưa, đi lại, hoa hồng, duyệt tăng lương định kì… lại rất tốt thì cũng rất đáng để bạn xem xét trước khi từ chối.

Hoặc nếu bạn rơi vào trường hợp cả lương và phúc lợi đều không như kì vọng thì bạn hoàn toàn có thể xin phép công ty cho bạn thêm 1 – 2 ngày để cân nhắc. Điều này sẽ cho họ thấy được rằng bạn thực sự nghiêm túc ứng tuyển nhưng vẫn còn đắn đo ở điểm nào đó. Sau khi về nhà, hãy liên hệ lại với công ty và bày tỏ nguyện vọng xem họ có thể nâng mức lương hay không, lúc đó bạn đưa ra quyết định cuối cùng vẫn chưa muộn.

  • Những câu không nên nói khi deal lương
  • Tôi cần…: Nên nhớ bạn là người tìm việc, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là bạn có thể đem lại những lợi ích gì cho công ty, họ cần gì ở bạn và bạn có thể đáp ứng được những gì, họ sẽ không quan tâm đến những nhu cầu cá nhân của bạn đâu.
  • Tôi thấy người khác có mức lương cao hơn cho vị trí này: “Người khác” đó rất có thể có gấp đôi số năm kinh nghiệm so với bạn, vì vậy đừng so sánh và khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp lại còn vụng giao tiếp nhé.
  • Có rất nhiều công ty đang tuyển dụng tôi: Thay vì thế, hãy nói: “Có một bên công ty khác đang đề nghị cho tôi mức lương X nhưng tôi nghĩ bản thân phù hợp với công ty mình hơn vì…”

Thương lượng lương là kĩ năng vô cùng quan trọng và rất có thể sẽ khiến bạn thành người thiếu chuyên nghiệp nếu không biết cách deal lương sao cho khéo. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có được thêm những kĩ năng cần thiết để hoàn thành buổi phỏng vấn sắp tới thật tốt. Chúc bạn tìm được công việc và đạt được mức lương mình mong ước.

8 Giải Pháp Cho Bạn Khi Không Biết Thất Nghiệp Làm Gì Để Sống

“Thất nghiệp” hẳn là một từ rất kinh khủng đối với nhiều người trong thời điểm dịch Covid hoành hành hiện nay. Nếu bạn vẫn đang có một công việc ổn định để nuôi sống bản thân vào lúc này, bạn chắc chắn là một trong số ít người may mắn. Còn nếu bạn nằm trong số những người kém may mắn còn lại? Vậy hãy cùng tham khảo 8 lời khuyên dưới đây khi bạn thực sự không biết thất nghiệp làm gì để sống nhé.

  1. Nhận làm hợp đồng hay các công việc mang tính tạm thời

Thất nghiệp thì tất nhiên là chán chường và stress rồi, nhưng dù có thiểu não tới đâu thì hãy nhớ rằng các loại chi phí sinh hoạt vẫn đang chờ bạn đóng hàng tháng. Vì vậy, điều đầu tiên phải làm khi chưa biết thất nghiệp làm gì để sống chính là nhanh chóng tìm kiếm và nhận làm những công việc thời vụ, freelance hay thậm chí việc nhận lương trong ngày để đảm bảo chi tiêu trước đã. Những công việc này có thể không đòi hỏi bằng cấp hay sử dụng sức lao động nhiều, nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp chúng nhé, vì tiền nào cũng là tiền chính tay mình làm ra, miễn sao mình có thể cầm cự qua giai đoạn khó khăn là được.

Trên facebook hiện nay có rất nhiều hội nhóm mở với những công việc thời vụ, freelance hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi nhận làm bất cứ việc nào, hãy tìm hiểu qua hoặc trao đổi rõ ràng trước nhé, vì thường những công việc này không có hợp đồng nên tình trạng lừa đảo cũng khá phổ biến.

  • Tìm một công việc mới

Nếu bạn có thể tìm được một công việc thời vụ hay freelance thì cũng đừng vội chủ quan nhé, bạn mới chỉ bắt đầu lấy đà thôi. Hãy tranh thủ lúc này, khi bạn còn nhiều thời gian và lựa chọn, bắt đầu tìm kiếm một công việc chính thức mới. Trước hết, hãy nhân lúc này cập nhật lại cho bản thân một chiếc CV mới thật chất lượng với nhiều kinh nghiệm làm việc hơn cùng từ ngữ trau chuốt và chuyên nghiệp hơn. Kế đến là rải CV trên mọi mặt trận có thể để tìm kiếm cánh cửa dành cho mình. Đừng nghĩ rằng bạn rải CV nghĩa là bạn không giỏi, không ai tuyển mới phải trải khắp nơi thế này, thời buổi thị trường việc làm khắc nghiệt như hiện nay thì không ai có thể trao cơ hội vào tay bạn ngoài chính bản thân bạn đâu.

  • Tìm kiếm việc làm ở nhiều nơi khác nhau

Nếu như trước đây bạn từng “kén cá chọn canh” khi lựa chọn công việc thì có lẽ giờ là lúc bạn phải “dễ tính” một chút đi thôi. Công ty ở quá xa nhà, công việc trái ngành, không phù hợp với tính cách, phúc lợi không nhiều, liệu những điều trên có phải lí do bạn đã từng từ chối một công việc nào đó? Nếu đúng vậy thì đây chính là lúc bạn cần đánh dấu sự trưởng thành của mình. Bạn hãy thử chấp nhận một công việc với điều kiện làm việc mà mình không mong muốn xem, và thay vì nghĩ đó là khó khăn thì hãy biến điều đó thành một sự đổi mới cho bản thân. Lúc mà bạn sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình cũng chính là lúc bạn tự mở rộng cánh cửa cơ hội cho bản thân mình đấy.

  • Theo dõi tin tức về những lĩnh vực tiềm năng

Biết nhiều không bao giờ là thừa, nếu bạn có thể nắm rõ thị trường lao động hiện nay đang thiếu nhân lực ở mảng nào, những lĩnh vực đó đòi hỏi ứng viên có chuyên môn ra sao thì cơ hội bạn tìm được việc mới là vô cùng cao. Vì một khi bạn đã biết xã hội cần gì, bạn hoàn toàn có thể so sánh với năng lực bản thân để biết mình mạnh ở điểm nào, sẽ phù hợp với công việc này hay không, từ đó nâng cao cơ hội kiếm được việc làm.

5. Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới

Thất nghiệp dĩ nhiên không phải là một chuyện vui vẻ gì, nhưng sự thực là thất nghiệp cũng mang lại cho bạn vài điều tích cực đấy. Một trong số đó chính là bạn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh. Vậy ngoài tìm kiếm việc làm thì nên dùng thời gian rảnh làm gì đây? Hãy nhìn lại những điểm còn thiếu sót của bản thân trong công việc cũ, từ đó đưa ra giải pháp để thay đổi chất lượng công việc hay tự nâng cao kĩ năng bản thân để chuẩn bị cho công việc mới sắp tới được tốt hơn. Bên cạnh đó cũng đừng để bộ não của bạn đình công quá lâu, hãy cố gắng tư duy và nghĩ ra những ý tưởng mới lạ trong công việc chuyên ngành của bạn. Thử nghĩ tới những vấn đề trước đây mà bạn chưa giải quyết được chẳng hạn, tranh thủ lúc này vận động bộ não và sáng tạo ra cách làm mới xem sao. Chắc chắn điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong tương lai đấy.

6. Tiếp cận với nhà tuyển dụng.

Đôi khi sự chủ động của bạn lại chính là chìa khóa để bạn có được công việc mong muốn. Đừng lúc nào cũng đợi bên tuyển dụng liên lạc với bạn trước, hãy chủ động “đánh tiếng” với họ bằng mail ứng tuyển trực tiếp thử xem. Hãy thể hiện cho họ thấy niềm yêu thích của bạn đối với vị trí tuyển dụng và bạn hoàn toàn nghiêm túc khi ứng tuyển cho công ty. Giữa hàng trăm ứng viên thụ động thì một người chủ động chắc chắn sẽ ăn điểm và “lên top” ngay lập tức, tại sao lại không thử nhỉ?

7. Hãy chú trọng đến việc chi tiêu tiền

“Thất nghiệp làm gì để sống sót đây?” chắc hẳn là câu hỏi đầu tiên bật ra trong đầu nếu bạn không may mất việc. Thời buổi kinh tế khó khăn, người tồn tại được chỉ có thể là người linh hoạt biết thích nghi với hoàn cảnh. Thời điểm mới mất việc và chưa kiếm được việc làm mới chắc chắn bạn sẽ phải cắt giảm bớt chi tiêu của mình nếu không muốn rơi vào cảnh chật vật. Những bộ quần áo mới dù rẻ, những ly cà phê ngoài quán sang chảnh dù thơm ngon thật đó nhưng hãy kiên nhẫn chờ tới khi tình hình sáng sủa hơn nhé. Bớt những chi tiêu lặt vặt mỗi thứ một ít, tưởng không nhiều nhưng cộng dồn lại sẽ khiến bạn bất ngờ về khoản tiền mình tiết kiệm được đó.

8.Tự kinh doanh

Tự mình làm chủ một kế hoạch kinh doanh nho nhỏ không quá bất khả thi như bạn nghĩ đâu. Nếu khoản tiền dự phòng của bạn vẫn cho phép thì bạn hoàn toàn có thể thử tự kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ liên quan tới đam mê của bạn xem sao. Bạn thích nấu ăn, hãy thử làm bánh ngọt nhận đặt hàng theo yêu cầu. Bạn thích vẽ, hãy vẽ những bức tranh giá rẻ bán cho học sinh. Bạn mê mua sắm, vậy ngại gì mà không nhận order quần áo đẹp cho các tín đồ thời trang. Dù thành công hay thất bại thì chắc chắn kinh nghiệm tự làm chủ kế hoạch kinh doanh nho nhỏ này sẽ làm CV xin việc mới của bạn sáng bóng hơn rất nhiều đó.

Nếu một ngày bạn không may rơi vào tình trạng không biết thất nghiệp làm gì để sống thì đừng ngần ngại áp dụng thử những lời khuyên trong bài viết nhé. Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, mà đôi khi cửa mở hay không còn phải chờ bạn hành động. Chúc bạn thành công!

Giúp bạn phân biệt QC là gì? QA là gì?

Nếu bạn đang hoặc sẽ lựa chọn những công việc trong ngành sản xuất để làm việc thì chắc chắn phải có những hiểu biết nhất định về các vị trí phổ biến của ngành nghề này. Một trong những vị trí thường khiến bạn nhầm lẫn chính là QC và QA. Vậy QC là gì? QA là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được chính xác đặc điểm của hai vị trí này.

QC là gì?

QC là chữ viết tắt của cụm từ Quality Control. Là tên gọi của nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Nhân viên kiểm soát chất lượng còn được gọi với cái tên khác là KCS. Nhiệm vụ của QC là trực tiếp kiểm tra từng công đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành đúng theo yêu cầu đề ra. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu rằng nhân viên QC là những người sẽ đứng ở vị trí khách hàng để kiểm tra chất lượng của sản phẩm, đảm bảo cung cấp tra thị trường những sản phẩm chất lượng.

Chúng ta thường thấy 3 vị trí phổ biến của nhân viên QC chính là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (gọi tắt là IQC), nhân viên kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất (gọi tắt là PQC) và nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (gọi tắt là OQC).

QA là gì?

QA hay Quality Assurance là nhân viên đảm bảo chất lượng cho quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là xây dựng nên các quy trình, hệ thống sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm cũng như thực hiện các công việc đo lường theo quy chuẩn chất lượng đã đề ra. Tức QA sẽ chịu trách nhiệm bao quát về chất lượng của toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.

Công việc của QC và QA

Sau khi đã tìm hiểu QC là gì? QA là gì? Tiếp theo, nhằm giúp bạn có thể phân biệt được 2 vị trí này, chúng ta sẽ tìm hiểu công việc cụ thể của QC và QA.

  1. Nhân viên QC đảm nhận những công việc nào

Như trên đã phân tích, nhân viên QC sẽ có 3 vị trí phổ biến, tương ứng với đó là những công việc khác nhau phù hợp với từng vị trí làm việc:

Đối với nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC): Họ sẽ có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào theo đúng quy định và nếu có vấn đề phát sinh sẽ trực tiếp làm việc, giải quyết vấn đề với nhà cung ứng. Ngoài ra, vị trí này cũng có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu được sử dụng đúng, tránh dư thừa, lãng phí. Họ cũng sẽ tham gia vào quá trình phát triển, đánh giá chất lượng sản phẩm mới, hàng mẫu,…

Đối với nhân viên kiểm soát quy trình sản xuất (PQC): Nhiệm vụ của họ sẽ phối hợp cùng QA triển khai quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các công đoạn từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trực tiếp kiểm tra quá trình làm việc của công nhân, nếu phát hiện lỗi sẽ chủ động đề nghị sửa chữa ngay. Tham gia giải quyết các khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm. PQC cũng sẽ tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới, hàng mẫu,…

Đối với nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC): Tham gia cùng các bộ phận khác xây dựng quy chuẩn chất lượng sản phẩm. Trực tiếp kiểm tra sản phẩm, thông qua những sản phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như chuyển những sản phẩm lỗi, không đạt yêu cầu trở về cho bộ phận PQC để xử lý. OQC cũng trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm với khách hàng.

  • Nhân viên QA bao gồm những công việc nào

Nhân viên QA sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế đã có cho doanh nghiệp, bao gồm những danh mục như sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các biểu mẫu quản lý chất lượng,…

Bên cạnh đó, nhân viên QA cũng phải thực hiện các công việc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của công ty hàng năm. Cũng như cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và bổ sung vào hệ thống quản lý chất lượng hiện tại của công ty.

Nhân viên QA sẽ phối hợp cùng QC trong việc triển khai, kiểm soát quy trình sản xuất, sản phẩm đúng chất lượng như quy định. Phối hợp cùng bộ phận sản xuất, bán hàng giới thiệu các sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng của công ty đến khách hàng khi có yêu cầu.

Ngoài ra, nhân viên QA cũng sẽ thực hiện một số các công việc khác như đề xuất ý kiến, cải tiến sản phẩm, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu từ các đối tác, nhà cung ứng,…

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến QC là gì? QA là gì? Với bài viết này mong rằng giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai vị trí vốn có nhiều điểm tương đồng là QC và QA.

Biên chế là gì? Giữa biên chế và hợp đồng khác nhau như thế nào?

Biên chế là một khái niệm phổ biến, là mong muốn của nhiều người trong suốt quãng thời gian làm việc của mình. Và mặc dù vẫn bị than phiền rằng mức lương của biên chế không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, nhưng nhiều người vẫn cố gắng được vào biên chế? Vậy biên chế là gì? Giữa biên chế và hợp đồng khác nhau như thế nào?

Biên chế là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào đưa ra khái niệm cụ thể cho thuật ngữ biên chế. Thế nhưng trong các văn bản được nhà nước ban hành như Luật cán bộ, công chức, … cũng như các Nghị định đều có sử dụng thuật ngữ này.

Theo đó, biên chế được hiểu là thuật ngữ chỉ những người làm việc trong các cơ quan nhà nước có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Họ là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước với bản hợp đồng lao động không có thời hạn. Nếu không xảy ra trường hợp bị tinh giản biên chế hay tự nguyện xin nghỉ việc, thì những người có biên chế sẽ được hưởng một mức lương khi về hưu theo quy định. Ngoài ra, biên chế còn mang đến những quyền lợi khác mà một lao động không thể có được như được tăng lương theo định kỳ, được hưởng phụ cấp theo quy định,…

Như vậy, những người được vào biên chế sẽ có được sự đảm bảo chắc chắn về công việc cũng như mức thu nhập cả trong thời gian làm việc lẫn sau khi đã về hưu. Chính vì quyền lợi này mà biên chế trở thành mục đích của nhiều người, mặc dù mức lương biên chế được đánh giá là không đủ trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình.

Phân biệt sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng

Để phân biệt sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm, thông tin liên quan. Theo đó, biên chế đã được trình bày cụ thể ở mục biên chế là gì? Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm về hợp đồng để có thể so sánh sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này.

Hợp đồng hay còn được biết đến là hợp đồng lao động, là bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động sẽ được phân chia thành hợp đồng lao động ngắn hạn bao gồm hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động khoán việc và hợp đồng lao động có thời gian kết thúc cụ thể. Và hợp đồng lao động dài hạn không có xác định thời gian kết thúc công việc cụ thể.

Hợp đồng lao động sẽ xác định thời gian làm việc, mức lương được hưởng, những quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và bên sử dụng lao động cùng các điều khoản thỏa thuận khác.

Từ đó, ta có thể xác định được những đặc điểm khác nhau giữa biên chế và hợp đồng lao động. Cụ thể như:

Người lao động đáp ứng được những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đề ra sẽ thực hiện ký kết hợp đồng lao động. Còn với biên chế, nhân viên đó phải trải qua các kỳ thi tuyển công chức, viên chức tương ứng cũng như 1 năm làm việc thử thách, đáp ứng được những điều này mới được xét vào biên chế.

Bên cạnh đó, người lao động sau khi ký kết hợp đồng sẽ được nhận những đãi ngộ đã được đề cập trong hợp đồng lao động đó. Và không có một quy định cụ thể nào về những đãi ngộ cho nhân viên mà nó sẽ phụ thuộc vào từng công ty khác nhau.

Còn với nhân viên biên chế sẽ được nhận những đãi ngộ theo quy định chung của nhà nước. Đó là những quyền lợi mà không phải người lao động nào cũng có thể nhận được. Những quyền lợi nổi bật như được tăng lương dựa theo thâm niên, cấp bậc; được thi chuyển ngạch bậc lương, được hưởng mọi chế độ về khoản thu nhập tăng thêm…

Với những thông tin liên quan đến biên chế là gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên hy vọng đã giúp bạn có được những kiến thức cần thiết. Từ đó xác định được hướng đi phù hợp với mục đích, mong muốn của bản thân mình.

Payable accountant là gì? Mô tả công việc của payable accountant

Payable accountant là một vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, đối với những người không làm việc trong lĩnh vực này thì đây là một thuật ngữ xa lạ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về payable accountant là gì thì có thể tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thông tin cho bản thân.

Payable accountant là gì?

Payable accountant hay còn được gọi là kế toán thanh toán. Là khi doanh nghiệp có những khoản nợ phải trả hay có những khoản thu nợ từ khách hàng, vị trí này sẽ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ thu chi. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hay chuyển khoản cũng như khách hàng có thể đến trực tiếp phòng kế toán của công ty hoặc thông qua ngân hàng để thanh toán.

Nhiều người thường cho rằng, payable accountant là tên gọi khác của receivable accountant (kế toán công nợ). Tuy nhiên, đây là hai vị trí với những công việc hoàn toàn khác nhau. Nếu như receivable accountant sẽ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các khoản công nợ kể cả công nợ của khách hàng lẫn doanh nghiệp thì payable accountant sẽ làm những công việc liên quan đến chứng từ thu chi. Tuy nhiên, hai vị trí này có mối quan hệ mật thiết với nhau và nếu bạn đã từng làm ở vị trí này chắc hắn sẽ nắm bắt rất nhanh nếu luân chuyển sang vị trí kia.

Mô tả công việc của payable accountant

Sau khi đã tìm hiểu payable accountant là gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phần mô tả công việc của payable accountant, nhằm giúp bạn hiểu được những công việc cần làm của một kế toán thanh toán.

  1. Quản lý các khoản thu

Là người trực tiếp theo dõi, quản lý các khoản thu của công ty. Từ các khoản phải thu của khách hàng, ngân hàng đến cổ đông, nhân viên trong công ty. Payable accountant cũng là người trực tiếp thu hồi các khoản công nợ kể trên, sau đó kê khai các chứng từ liên quan và vào sổ sách phù hợp.

Ngoài ra, payable accountant cũng có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp cũng như theo dõi việc thanh toán bằng thẻ của khách hàng.

  • Quản lý các khoản chi

Lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hàng tuần, hàng tháng, hàng quý một cách phù hợp và trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt hoặc thông qua ngân hàng. Payable accountant cũng là người chủ động liên hệ và làm việc với các đối tác trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo hoặc không thể thực hiện. Những nghiệp vụ phổ biến như đối chiếu công nợ, kiểm tra hóa đơn, xem xét phiếu đề nghị thanh toán,… nhằm đảm bảo tính chính xác trước khi thực hiện thanh toán.

Theo dõi, thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến các khoản chi nội bộ như chi phí mua hàng, nhập nguyên liệu, các chi phí về khoản lương,… Danh mục tạm ứng cũng là nhiệm vụ cần quản lý, theo dõi của payable accountant.

  • Kiểm soát hoạt động của thu ngân

Payable accountant sẽ trực tiếp kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ, sổ sách từ bộ phận thu ngân gửi lên và đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý của những loại giấy tờ đó.

  • Quản lý tiền mặt

Payable accountant sẽ kết hợp cùng thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu chi có liên quan đến tiền mặt, cũng như đối chiếu, kiểm tra số lượng tiền mặt còn tồn trong quỹ vào cuối ngày. Ngoài ra, thực hiện việc báo cáo lên giám đốc các loại tồn quỹ, tiền mặt khi có yêu cầu.

Những yêu cầu đối với một kế toán thanh toán

Tương tự như với tất cả các ngành nghề khác, kế toán thanh toán cũng là vị trí có những yêu cầu nhất định, nhằm đảo bảo quá trình làm việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với vị trí này.

Tuy nhiên, những yêu cầu phổ biến cần phải có như phải có kỹ năng, nghiệp vụ kế toán tốt, nếu có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Ngoài ra, cần có sự am hiểu nhất định về các phần mềm kế toán hiện hành.

Bên cạnh đó, một người muốn theo đuổi lĩnh vực kế toán, đặc biệt là payable accountant cần phải rèn luyện cho bản thân khả năng giao tiếp, thuyết trình khi cần thiết. Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong tính toán, kiểm tra số liệu. Khả năng chịu áp lực cao cũng là điều mà bạn cần có đối với vị trí này.

Như vậy, những thông tin liên quan đến payable accountant là gì đã được chúng tôi giới thiệu ở trên. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về payable accountant cũng như có được sự chuẩn bị phù hợp trước khi bắt đầu công việc này.

Những Yêu Cầu Cơ Bản Cho Những Ai Muốn Theo Đuổi Nghề Nhân Sự

Nhắc đến sự thành công của một doanh nghiệp, người ta thường nhắc tới vai trò của nguồn lực con người, trước cả nguồn vốn, tài chính…Vì vậy, không thể phủ nhận việc làm nhân sự hiện tại đang là nghề “HOT” trong tuyển dụng.Điều đó khẳng định tâm quan trọng của công việc quản trị nhân sự, quản lý nguồn lực công ty, quản lý các nhân viên và các cán bộ khác trong doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải bất cứ ai cũng có thể theo đuổi việc làm nhân sự mà hãy cân nhắc xem liệu mình đã phù hợp với nghề chưa?

Nó đóng vai trò hết sức to lớn và là yếu tố đặc biệt quan trọng quá trình vận hành và sáng tạo của tổ chức và luôn luôn được ưu tiên hàng đầu.

Điều đó đòi hỏi người quản lý nhân sự của doanh nghiệp phải thật sự hiểu sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Và là người hiểu được toàn bộ các hoạt động tổ chức, kết hợp, điều hành và quản lý công tác thông tin trong cơ quan nhằm phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.

Bài viết này cho mọi người cái nhìn khách quan về yêu cầu cơ bản của việc làm nhân sự

 Vai trò của quản lý nhân sự

Trong 1 ngày làm việc, quản lý nhân sự phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể, từ việc tuyển dụng nhân sự, sa thải, giải quyết vấn đề cá nhân của nhân viên đến việc đưa ra các chiến dịch tuyển dụng các vị trí. Đây là bộ phận đảm bảo các yêu cầu về luật pháp được áp dụng một cách đúng đắn cũng như phát triển được tiềm năng của nhân viên để hoàn thành được yêu cầu về mặt kinh doanh.

Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi tạo ra lợi thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động và được là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty. 

Chính vì vậy, trưởng phòng nhân sự cần phải biết gạt bỏ lợi ích cá nhân để nghĩ tới lợi ích của từng người lao động. Mục đích nhằm xây dựng và duy trì kỷ luật và các tiêu chuẩn hành vi và đạo đức làm gương cho người khác.

Các ứng viên tìm việc làm nhân sự sẽ luôn được các nhà tuyển dụng luôn được đánh giá cao và khan hiếm ở bất kỳ thời điểm nào.

Nghề không giới hạn

Nó là một nghề không giới hạn đối tượng làm việc là con người, luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu cả đời, nên nó sẽ không bao giờ nhàm chán, ham học hỏi là yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển.

Các ứng viên tìm việc làm nhân sự phải có kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan. Họ luôn phải học hỏi, tăng cường khả năng hiểu biết của mình. Để có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của công ty, nhạy bén trong việc phát hiện, bồi dưỡng, phát triển tài năng nhân lực.

Là chuyên gia

Một trưởng phòng nhân sự giỏi sẽ là một chuyên gia. Họ phải là người biết cách đánh giá và phát triển khả năng của nhân viên và có hiểu biết sâu về lĩnh vực hoạt động của công ty mình.

Đầu tiên, bạn cần phải xác định rõ ràng rằng những người có tài năng hiện có trong công ty mà bạn tìm kiếm bấy lâu nay.  Sự hiểu biết này có rất có ích trong việc đưa ý kiến tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Sau đó, bạn đưa ra kế hoạch đánh giá khả năng của nhân viên ở từng bộ phận khác nhau để so sánh mức độ làm việc của họ có ngang bằng nhau hay không… Từ đó, bạn đưa ra quyết định tuyển dụng và lên kế hoạch nhân sự hợp lý, sát tình hình thực tế của công ty.

Thuận lợi và khó khăn nghề nhân sự

Sự đầu tư của các tập đoàn lớn của nước ngoài cộng với sự phát triển của Việt Nam hiện tại thì nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi công ty là rất lớn để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tìm việc làm Việt Nam đang khan hiếm nhân tài cho các vị trí cao cấp.

Đây thực sự là một nghề khá thú vị, có nhiều điều mới lạ để khám phá, tuy nhiên cũng rất thử thách. Chính vì thế, có rất nhiều cơ hội cho nghề nhân sự đang chờ đợi bạn.

Lời Khuyên Về Cách Tìm Một Công Việc Trong Ngành Nhân Sự

Nếu bạn đang muốn tìm một công việc trong ngành nhân sự, hãy sẵn sàng khi có cơ hội việc làm phù hợp xuất hiện. Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp bạn trong hành trình tìm việc làm nhân sự.

  • Con đường dễ nhất để bạn có thể chuyển sang công việc nhân sự là thông qua người sử dụng lao động hiện tại của mình. Nếu bạn đang làm việc trong một công ty và họ cũng đang có vị trí trống trong mảng nhân sự, hãy nói chuyện với sếp của bạn hoặc bộ phận nhân sự để bày tỏ mong muốn thử sức, chuyển đổi sang bộ phận mới của mình. Hãy lắng nghe và làm theo bất kỳ lời khuyên nào họ cung cấp về những gì bạn cần làm để chuẩn bị cho vị trí tuyển dụng mới. Bước chuyển đổi công việc của bạn có thể thành công, chỉ cần bạn chứng minh được mình có thể đảm nhận công việc.
  • Hãy tìm kiếm các cơ hội để đảm nhận các nhiệm vụ có liên quan đến nhân sự trong công việc hiện tại của bạn. Ví dụ, nhiều người làm kế toán bắt đầu công việc nhân sự bằng cách đảm nhận nhiệm vụ về công tác bảng lương và các chế độ của nhân viên. Một số công việc của bộ phận nhân sự có thể giúp bạn thu được những kinh nghiệm cần thiết.
  • Cơ sở để bạn trở thành một chuyên viên trong ngành nhân sự là tham gia vào một khóa đào tạo chuyên ngành để có được những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết. Kinh nghiệm trong quản trị nhân sự cũng là một chìa khóa quan trọng để tìm việc làm nhân sự dễ dàng hơn. Hãy cố gắng trải nghiệm, thực tập các công việc liên quan đến nhân sự để có kinh nghiệm thực tế.
  • Hãy tìm cơ hội để nói chuyện, trao đổi với một số nhà quản lý nhân sự thành công trong ngành để nhận được lời khuyên của họ về cách bắt đầu và phát triển trong lĩnh vực nhân sự. Họ có thể chia sẻ cho bạn những bài học quý giá cùng những cơ hội việc làm nhân sự dành cho những ai thực sự mong muốn gắn bó với nghề.
  • Hãy xem lại các công việc trước đây bạn đã từng làm, những gì bạn được học và kinh nghiệm của mình. Điều chỉnh CV và thư xin việc của bạn để làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp cần có trong ngành quản lý nhân sự. Bạn cần phát triển một sơ yếu lý lịch tập trung và nhấn mạnh vào những kinh nghiệm liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc nhân sự bạn đang muốn ứng tuyển.

• Nếu hiện tại đang làm một công việc trái ngành nhưng có ý định chuyển sang ngành nhân sự, bạn có thể cân nhắc việc xin nghỉ phép không lương một thời gian trong công việc hiện tại để thử sức và thực tập trong công việc nhân sự. Việc này có thể giúp bạn có được trải nghiệm thực tế giúp bạn dễ dàng quyết định việc chuyển đổi hơn.

• Nếu bạn không có bằng cấp hoặc chưa có nền tảng về ngành nhân sự, hãy tham gia các khóa học đào tạo để học hỏi những kiến thức và kỹ năng cần có trong ngành. Bằng cấp quản trị nhân sự là thứ nên có để bổ sung vào hồ sơ tìm việc làm của bạn. Hy vọng, những lời khuyên này sẽ hữu ích trong việc giúp bạn bạn theo đuổi con đường nghề nghiệp nhân sự và đạt được thành công trong tương lai.

Cách giải quyết câu hỏi “Tại sao bạn lại ứng tuyển cho vị trí này?” ở buổi phỏng vấn việc làm

Là một ứng viên tìm việc làm, bạn sẽ thường xuyên nhận được câu hỏi: “Tại sao bạn lại ứng tuyển cho vị trí này?” khá thường xuyên. So với tất cả các câu hỏi đầy thách thức khác, đây là câu hỏi hay nhất để làm nổi bật lợi thế của bạn nếu bạn biết xử lý nó đúng cách.

Ở cấp độ cơ bản nhất, một nhà tuyển dụng tìm cách để hiểu về động lực của ứng viên tìm việc làm, họ muốn biết liệu người nộp đơn có thực sự mong muốn vị trí này không hay chỉ đơn thuần là tìm kiếm việc làm nhanh từ bất kỳ công việc hiện có nào, chạy trốn khỏi một tình huống tồi tệ bởi người sếp hiện tại của mình, hay ứng viên thực sự khao khát cho vị trí này.


Khi người phỏng vấn hỏi tại sao bạn thích vai trò đặc biệt này, cô ấy thực sự đang nói rằng, cơ hội của bạn là thuyết phục được tôi lí do bạn là người phù hợp cho vị trí này. Làm thế nào để tạo ra một câu trả lời hoàn hảo?

Đây là thời điểm bạn nên chia sẻ chi tiết cụ thể về nền tảng, kinh nghiệm, tài năng, sở thích, giáo dục và các thuộc tính khác của bạn làm cho bạn phù hợp một cách tuyệt vời với công việc và sẽ trở thành một tài sản của công ty. Trả lời thêm rằng bạn mong đợi được thử thách trí tuệ và có cơ hội phát triển sự nghiệp trong khi tạo ra giá trị cho tổ chức. Đưa ra những lý do chắc chắn tại sao công ty hấp dẫn bạn, bao gồm văn hóa doanh nghiệp, danh tiếng, khả năng thăng tiến và bất kỳ chi tiết hợp lệ nào khác về lý do tại sao bạn muốn làm việc ở đó.

Tránh xa những câu trả lời chung chung mà mọi người khác đưa ra. Đây là cơ hội của bạn để là chính mình và thuyết phục nhà tuyển dụng bằng trái tim. Hãy nhớ bao gồm sự nhiệt tình, năng động, hấp dẫn và tạo động lực. Bạn có thể nói điều tương tự trong một ngữ điệu nhàm chán và nhà tuyển dụng sẽ không có hứng thú, nhưng nếu bạn thêm vào sự đam mê và hào hứng, bạn sẽ nhận được sự chú ý từ họ.

Tôi tin rằng bạn nên thành thực trong quá trình phỏng vấn tìm việc làm. Xác suất thành công tăng lên đáng kể nếu bạn có nền tảng phù hợp và thực sự quan tâm đến công việc và công ty cụ thể này cũng như thể hiện sự quan tâm của bạn. Cơ hội sẽ đến đúng lúc nếu bạn thực sự cảm thấy rằng bạn sở hữu những thứ phù hợp với công việc. Ngược lại, câu trả lời của bạn sẽ vang lên nếu bạn không theo đuổi công việc vì những lý do chính đáng mà chỉ đơn thuần là muốn tìm kiếm việc làm nhanh.

Dưới đây là một ví dụ về cách trả lời câu hỏi:

• Khen ngợi người phỏng vấn và công ty bằng cách đưa ra điều gì đó lợi thế về danh tiếng, sản phẩm và dịch vụ của họ.

• Rõ ràng nói rõ lý do tại sao công việc này xuất hiện và gây ấn tượng với bạn.

• Kết hợp các kỹ năng, kinh nghiệm, nền tảng học vấn và tính cách của bạn với bản mô tả công việc. Sau đó, bày tỏ chúng có liên quan đến công việc như thế nào, sẽ cho phép bạn thành công trong tổ chức và làm cho công việc của nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.

• Thảo luận tại sao công ty sẽ phù hợp với bạn và ngược lại.

• Giải thích ngắn gọn lý do tại sao bạn tin rằng công việc này sẽ giúp bạn phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.

• Trích dẫn một số ví dụ về cách bạn sẽ giúp công ty.

• Nêu ra một vài ví dụ tốt nhất của bạn để giới thiệu chính mình.

Làm Thế Nào Để Ứng Tuyển Công Việc Nhân Sự Thành Công

Bạn có muốn theo đuổi một công việc trong lĩnh vực Nhân sự không? Với việc đào tạo, lập kế hoạch, kinh nghiệm phù hợp và tìm kiếm công việc cẩn thận, bạn có thể có được một công việc Nhân sự.

Bất kể quy mô của công ty hay ngành nghề kinh doanh của nó, việc “lấp đầy” nguồn nhân lực sẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nó. Nhân viên nhân sự chịu trách nhiệm về nhu cầu tuyển dụng, bao gồm tuyển dụng, lên chiến lược giữ chân nhân viên.

Tìm việc làm là bội thu trong nhân sự, và sẽ tiếp tục như vậy dựa trên ước tính của Cục Lao động và Thống kê dự báo tốc độ tăng trưởng 5% cho đến năm 2024 cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nó cũng là một lĩnh vực cạnh tranh đặc biệt là đối với các vị trí cấp đầu vào và trung cấp, nơi các ứng cử viên tìm việc làm nhân sự có thể không có kinh nghiệm sâu rộng và thông tin nâng cao. Sẽ hữu ích để có một kế hoạch nổi bật giữa đám đông.

Những lời khuyên này sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành công nghiệp, phát triển kỹ năng của bạn và tìm kiếm (và cuối cùng là hạ cánh) một công việc.

Phấn đấu để trở nên cá nhân

Công việc trong phòng nhân sự có thể là các vị trí hỗ trợ, nhưng khả năng giao tiếp với mọi người một cách hiệu quả là một trong những yêu cầu chính. Bạn nên có khả năng giao tiếp với các đồng nghiệp, quản lý bộ phận và các giám đốc điều hành khác, nhân viên tiềm năng và nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.

Như vậy, bạn nên thể hiện sự nhiệt tình, tự tin, duyên dáng dưới áp lực và tính cách thân thiện nhưng chuyên nghiệp khi bạn có cơ hội tiếp xúc với các nhà quản lý tuyển dụng trong quá trình tuyển dụng.

Tham gia với cộng đồng và ngành công nghiệp

Bạn có thể có kinh nghiệm làm việc hạn chế khi mới tốt nghiệp, nhưng bạn có thể cung cấp bằng chứng rằng bạn là người tự khởi nghiệp và làm việc chăm chỉ. Xây dựng các mối quan hệ xứng đáng với lý lịch, bao gồm tình nguyện với các tổ chức cộng đồng, hỗ trợ các nỗ lực gây quỹ có lợi cho nhân khẩu học kém và tham gia với tư cách là một nhà lãnh đạo địa phương.

Chuẩn bị để liên kết các kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã chọn trong các cài đặt phi truyền thống với các yêu cầu của công việc với HR. Kỹ năng con người, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói và khả năng tổ chức và duy trì tổ chức là những kỹ năng quan trọng cho sự nghiệp thành công như một chuyên gia hoặc chuyên gia nhân sự.

Dành thời gian để nghiên cứu công ty

Biết nhiều hơn những gì bạn mong đợi và chứng minh rằng bạn đã thực sự tìm hiểu của mình bằng cách đặt câu hỏi cụ thể và cụ thể cho công ty khi nào và nếu bạn có cơ hội. Tập trung câu hỏi của bạn vào các vấn đề có thể không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ nhân sự nhưng sẽ ảnh hưởng đến các thủ tục nội bộ, nhân viên và nhân viên. Tìm kiếm để hiểu văn hóa doanh nghiệp và tìm cách kết nối với khía cạnh này.

Điều quan trọng là phải thể hiện hành vi chuyên nghiệp mọi lúc ngay cả khi bạn dường như biết nhiều về công ty hơn người phỏng vấn. Hãy chắc chắn không vượt qua giới hạn của bạn như một người tìm việc làm, và kiềm chế không đưa ra các chủ đề tiêu cực và gây tranh cãi.

Chuẩn bị một “bài trình bày ý tưởng” để chứng minh tiềm năng gia tăng giá trị của bạn

Hiểu rằng nhóm tuyển dụng điều hành một lịch trình chặt chẽ với một số ứng viên tìm việc làm được kiểm tra chặt chẽ và phỏng vấn cho một vị trí. Đó là một ý tưởng tốt để được chuẩn bị với một bài trình bày các ý tưởng về lý do tại sao bạn sẽ làm ứng viên tốt nhất cho vị trí mở.

Không nên tập trung vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn vì thông tin đó sẽ được đề cập trong sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn. Thay vào đó, hãy nói về cách bạn có thể giúp giải quyết một số vấn đề nhân sự nhất định và những gì bạn định mang đến cho doanh nghiệp nếu bạn được thuê cho vị trí này.

Nếu bạn muốn nổi bật trong nhóm ứng viên tìm việc làm nhân sự, hãy xác định các kỹ năng chính cần thiết cho vị trí này, và phù hợp với thông tin và bằng cấp của bạn với các yêu cầu. Xây dựng kế hoạch trình bày tính cách tương tác nhất của bạn với các kỹ năng phải có của công việc.

Để trở thành một ứng cử viên nổi bật cho các công việc nhân sự, hãy đảm bảo chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trực tiếp của bạn.

Phỏng vấn việc làm nhân sự

Bạn sẽ được phỏng vấn bởi các chuyên gia nhân sự, những người rất có thể sẽ sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn hành vi. Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các ví dụ về cách bạn đã áp dụng các kỹ năng chính và phẩm chất cá nhân vào công việc, các vai trò ngoại khóa, tình nguyện và học tập.

Để trả lời những câu hỏi này, trước tiên, hãy đánh giá các kỹ năng quan trọng để thực hiện công việc mà bạn đang nhắm mục tiêu. Sau đó chuẩn bị các câu chuyện nhỏ mô tả chi tiết các tình huống, hành động được thực hiện và kết quả được tạo bằng cách sử dụng từng kỹ năng đó. Nhân viên nhân sự sẽ đặc biệt chú ý đến việc bạn tuân thủ tốt quy trình phỏng vấn được chấp nhận như thế nào, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã ăn mặc phù hợp.

Ngoài ra, hãy nhớ gửi thư cảm ơn hiệu quả sau cuộc phỏng vấn. Ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn của bạn về cơ hội gặp gỡ họ, thư của bạn nên khẳng định sự quan tâm tiếp tục hoặc tăng cường của bạn trong công việc và giải thích ngắn gọn lý do tại sao bạn tin rằng nó phù hợp tuyệt vời với bạn.

Mẹo Tìm Việc Làm Nhân Sự Nhanh

Tìm việc làm trong ngành Nhân sự là một thách thức đặc biệt. Lý do của nhà tuyển dụng về tính chuyên nghiệp từ những người đi tìm việc làm nhân sự là rất cao. Những người nộp đơn xin việc Nhân sự nên làm theo chỉ dẫn và nhận điểm xuất sắc cho các tài liệu ứng tuyển bằng văn bản của họ.

Những người tìm kiếm những công việc này nên biết những sợi dây khi phỏng vấn và theo dõi với nhà tuyển dụng. Những người muốn có một việc làm nhân sự nên tiến hành mọi khía cạnh của tìm kiếm công việc của họ với kiến ​​thức và tính chuyên nghiệp trong nội bộ.

Công cụ tìm kiếm nhân sự

Nhiều nhà tuyển dụng Nhân sự tìm kiếm một chuyên gia đánh bóng có kinh nghiệm ở vị trí Nhân sự mà họ đang ứng tuyển. Mặt khác, những người tìm kiếm việc làm nhân sự thường tìm kiếm một vị trí cấp cao hơn với kinh nghiệm chỉ ở vị trí cấp thấp hơn. Những người này đang tìm kiếm sự thăng tiến và tăng lương mà trong công việc hiện tại của họ không có.

Thị trường có đầy đủ các trợ lý nhân sự muốn trở thành các nhà quản lý nhân sự và các nhà quản lý nhân sự cố gắng tìm việc làm với tư cách là giám đốc nhân sự. Những người tìm việc nhân sự khác đang cố gắng chuyển sang một công việc nhân sự từ một lĩnh vực khác.

Tùy thuộc vào trình độ học vấn, công việc trước đây và cách họ có thể dễ dàng xác định kinh nghiệm của mình liên quan đến nhân sự, một số người sẽ thành công trong việc tìm kiếm một công việc nhân sự.

Thực tế là hầu hết mọi người có nền tảng và kinh nghiệm hoặc sẵn sàng để có được họ, mong muốn và ý chí, và tìm kiếm công việc chuyên nghiệp, cuối cùng có thể tìm được một công việc nhân sự. Công việc nhân sự có thể không ở mức mà người tìm việc mong muốn và mức lương có thể dưới mức mong đợi. Nhưng, mức độ khó khăn của những người tìm kiếm việc làm nhân sự sẽ phụ thuộc vào sự sẵn lòng của anh ta để làm những điều đúng đắn.

Lập kế hoạch và nhắm mục tiêu tìm kiếm của bạn cho công việc nhân sự

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm công việc Nhân sự, bạn cần có một kế hoạch. Giống như nhà tuyển dụng lập kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới, người tìm việc Nhân sự cần một kế hoạch để khởi động tìm kiếm việc làm nhân sự.

Đôi khi, tìm kiếm việc làm nhân sự là kết quả của việc sa thải. Dù nguyên nhân là gì, vẫn có những lựa chọn tích cực khi bạn lập kế hoạch và nhắm mục tiêu tìm kiếm công việc Nhân sự.

Tiết kiệm thời gian tìm kiếm công việc của bạn

Việc tìm kiếm công việc Nhân sự của bạn sẽ tiến hành hiệu quả và nhanh chóng nhất nếu bạn phân bổ thời gian của mình trong số các hoạt động có giá trị cao mà bạn đã vạch ra trong kế hoạch tìm kiếm công việc nhân sự của mình.

Đừng lãng phí thời gian của bạn vào các hoạt động có giá trị thấp như spam nhà tuyển dụng tiềm năng với các ứng tuyển cho công việc nhân sự mà bạn chỉ đủ điều kiện.

Điều chỉnh sơ yếu lý lịch chung chung đó, chỉ một lần nữa, thêm ít giá trị cho việc tìm kiếm công việc nhân sự của bạn ; nhắm mục tiêu sơ yếu lý lịch khi bạn đã khai quật một cơ hội thực sự cho một công việc nhân sự.

Bắt đầu, phát triển hoặc duy trì một mạng lưới chuyên nghiệp cho công việc nhân sự

Cho dù bạn đang làm việc để phát triển mạng trực tuyến hay ngoại tuyến, đây là tất cả các tài nguyên bạn cần để trở thành một nhà mạng chuyên nghiệp. Và, đối với các công việc Nhân sự, mạng chuyên nghiệp của bạn có thể tăng tốc tìm kiếm công việc của bạn. Ở đâu khác các chuyên gia nhân sự thành thạo hơn là phát triển mối quan hệ và giao dịch hiệu quả và có đi có lại với mọi người?

Thực hiện theo chỉ dẫn và “Quy tắc” khi nộp đơn xin việc nhân sự

Nhà tuyển dụng ghét hành động của người tìm việc vì một số lý do. Những ứng viên thường áp dụng một cách bừa bãi cho những công việc mà họ thiếu trình độ và kinh nghiệm để làm. Họ trình bày một cách vô cớ và gửi các ứng dụng tiêu chuẩn và thư xin việc cho mọi công việc.

Tệ nhất Phần lớn những người tìm việc nằm trên sơ yếu lý lịch của họ, hoặc ít nhất, làm mờ các chi tiết để đánh lừa các nhà tuyển dụng tiềm năng. Họ thất bại trong việc nghiên cứu công ty và không chuẩn bị cho việc điền đơn và phỏng vấn.

Những người tìm kiếm việc làm nhân sự cần phải làm theo hướng dẫn và tuân theo các quy tắc. Việc họ đang tìm kiếm việc làm nhân sự làm cho điều đặc biệt quan trọng là họ có được nó ngay vì họ được kỳ vọng sẽ biết rõ hơn. Họ dự kiến ​​sẽ biết quá trình. Nhà tuyển dụng có mức độ kỳ vọng cao hơn từ ứng viên cho các công việc Nhân sự so với các vị trí khác.

Phỏng vấn và giành công việc nhân sự của bạn

Cuộc phỏng vấn tìm việc làm là một yếu tố mạnh mẽ trong quá trình lựa chọn nhân viên trong hầu hết các tổ chức. Những lời khuyên phỏng vấn này cho bạn biết làm thế nào một nhà tuyển dụng chọn một ứng viên cho một cuộc phỏng vấn. Họ cho bạn biết những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở người nộp đơn xin việc trong ngành Nhân sự.

Tìm các câu hỏi phỏng vấn mẫu được đề xuất mà bạn có thể được hỏi trong một cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Tài nguyên này cũng bao gồm thông tin xác định chính xác những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm trong câu trả lời của ứng viên cho các câu hỏi phỏng vấn xin việc.